Hướng đi nào cho doanh nghiệp đang vận chuyển hàng tới Myanmar?
- kalinhnd
- 31 thg 3
- 7 phút đọc
Tình hình hiện tại:
Vừa qua, trận động đất tại Myanmar đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho hạ tầng giao thông và hệ thống logistics. Theo báo cáo từ chính phủ Myanmar, động đất đã ảnh hưởng đến hơn 200 km đường bộ và làm gián đoạn hoạt động tại các cảng biển chính. Các doanh nghiệp có hàng hóa đang vận chuyển hoặc dự kiến giao đến Myanmar đang đối mặt với những thách thức lớn:
Gián đoạn các tuyến đường huyết mạch do hư hỏng hạ tầng, sụt lún mặt đường và đổ sập cầu.
Tắc nghẽn chuỗi cung ứng do thiếu nhân lực, xe tải và phương tiện vận chuyển.
Các rủi ro liên quan đến bảo hiểm hàng hóa và điều khoản hợp đồng logistics, dẫn đến chậm trễ giao nhận và phát sinh chi phí bổ sung.
Gián đoạn cảng biển và sân bay: Cảng Yangon, trung tâm logistics lớn nhất Myanmar, hoạt động dưới mức 50% công suất do hư hỏng hạ tầng và thiếu hụt nhân sự.

2. Thách thức chồng thách thức khi vận chuyển hàng hoá tới Myanmar:
Theo ông Nguyễn Đương Kiên, Myanmar vẫn được xem là địa bàn bất ổn, khủng hoảng chính trị, xung đột, kinh tế khó khăn, an ninh - xã hội căng thẳng tại các bang/vùng giữa lực lượng chính quyền quân sự và các nhóm vũ trang khác trên toàn quốc.
Theo ước tính, hơn một nửa thị trấn của Myanmar (tổng số 330 townships) đang trong tình trạng có xảy ra xung đột, trong đó có 63 thị trấn đang áp dụng thiết quân luật. Xung đột đã làm cho 3,5 triệu người phải dời bỏ nhà cửa, hạn chế đi lại giữa các vùng, trong đó làm gián đoạn hoạt động của 6/8 trạm hải quan dọc biên giới Myanmar với Trung Quốc và Thái Lan. Tình trạng đi lại khó khăn khiến giá thành logistics tăng vọt.
Trong bối cảnh đó, nền kinh tế của Myanmar khó có dấu hiệu phục hồi lại trong ngắn hạn. Các ngành kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp trong nước của Myanmar tiếp tục trải qua thời kỳ khó khăn. Ngành sản xuất phải đối mặt với tình trạng thiếu điện thường xuyên, nhiều khu công nghiệp chỉ có điện khoảng 4h/ngày buộc các doanh nghiệp phải sử dụng máy phát với chi phí tốn kém. Dự báo, khả năng cung cấp điện cho sinh hoạt và sản xuất của Myanmar vẫn thiếu trong thời gian tới.
Về thương mại quốc tế, trong năm tài chính 2024-2025, chính quyền quân sự nước này đặt mục tiêu xuất nhập khẩu đạt 33 tỷ USD, nhưng trong bối cảnh này, đây là mục tiêu khó khả thi.

Riêng về hoạt động thương mại với Việt Nam, ông Nguyễn Đương Kiên cho biết, số liệu từ Hải quan Việt Nam, năm 2024 kim ngạch thương mại Việt Nam - Myanmar đạt 574 triệu USD, giảm 16% so với năm 2023.
2 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đạt 72 triệu USD, giảm 29% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, xuất khẩu đạt 43 triệu USD, giảm 18% và nhập khẩu đạt 30 triệu USD, giảm 40%. Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu chính sang Myanmar gồm: Nguyên phụ liệu dệt may, da giày, hàng dệt may, phân bón các loại, sản phẩm chất dẻo...
Phân tích nguyên nhân sụt giảm trong kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước, Thương vụ Việt Nam tại Myanmar cho rằng, hiện nay nước này vẫn tiếp tục duy trì các biện pháp hạn chế nhập khẩu.
Hầu hết các mặt hàng nhập khẩu đều phải có giấy phép nhập khẩu và việc cấp phép nhập khẩu thời gian qua khó khăn do các thủ tục, công đoạn nội bộ phức tạp; chưa kể, việc thanh toán, chuyển tiền từ Myanmar cho đối tác nước ngoài cũng gặp nhiều vướng mắc.
Trong trao đổi với thương vụ, các doanh nghiệp cho biết đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu hàng hóa sang Myanmar. Nhiều doanh nghiệp do không thể có giấy phép nhập khẩu đường biển kịp thời đã phải chuyển hướng nhập khẩu qua biên mậu Thái Lan - Myanmar mặc dù chi phí tăng lên rất nhiều nhưng kim ngạch xuất khẩu này không được tính vào xuất khẩu từ Việt Nam sang Myanmar.

Mặc dù hiện Myanmar cũng hạn chế trong thương mại biên giới cấp phép, song so với đường biển vẫn nhanh và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, tình trạng xung đột hiện nay gây ảnh hưởng đến các cửa khẩu, các doanh nghiệp liên tục phải chuyển hướng chuyển hàng, gây tăng chi phí logistics. Hàng hóa Việt Nam hiện phần đông phải sử dụng cách thức này (xuất khẩu sang Thái Lan bằng đường biển và vận chuyển qua biên giới sang Myanmar) nên số liệu thống kê sẽ hiển thị xuất khẩu sang Thái Lan (điểm đến).
“Rủi ro thách thức đối với việc đầu tư vào Myanmar là hiện hiện hữu” - ông Nguyễn Đương Kiên nhận định và khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu cần theo dõi sát địa bàn; chủ động liên hệ với thương vụ và các cơ quan hữu quan để được hỗ trợ khi cần.
Các doanh nghiệp xuất khẩu phải nghiêm túc thực hiện các hoạt động, giao dịch với đối tác Myanmar theo đúng chủ trương, chính sách của ta đối với tình hình Myanmar trong bối cảnh hiện nay.
Hiện nay, Hoa Kỳ và EU đang duy trì danh sách các doanh nghiệp và cá nhân chịu các lệnh trừng phạt, do vậy, doanh nghiệp trong nước phải lưu ý, kiểm tra đối tác. Bên cạnh đó, tình hình kiểm soát ngoại tệ của Myanmar ngày càng chặt chẽ, nhiều doanh nghiệp Myanmar gặp khó khăn, doanh nghiệp Việt Nam cần thận trọng trong giao dịch, sử dụng các phương thức thanh toán an toàn.
Về phía thương vụ, Thương vụ Việt Nam tại Myanmar khẳng định, sẽ tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam sang Myanmar khảo sát, tìm kiếm đối tác tại thị trường. Sắp tới, Thương vụ sẽ phối hợp tổ chức Hội chợ thương mại Việt Nam - Myanmar năm 2025, các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm có thể đăng ký tham dự để hiểu rõ hơn thị trường Myanmar cũng như tìm kiếm cơ hội hợp tác mới với thị trường này.
Nguồn: Báo Công thương.
Giải pháp cho doanh nghiệp logistics:
3.1. Điều chỉnh tuyến đường và phương thức vận chuyển
Sử dụng các cảng biển thay thế như Laem Chabang (Thái Lan) hoặc Chittagong (Bangladesh) để giảm áp lực lên cảng Yangon.
Tận dụng tuyến đường bộ qua biên giới Thái Lan (Mae Sot - Myawaddy) hoặc Trung Quốc (Côn Minh - Mandalay) để tăng tính linh hoạt.
Ưu tiên vận chuyển hàng không đối với hàng hóa có giá trị cao hoặc cần giao gấp, sử dụng các sân bay tại Thái Lan hoặc Singapore làm điểm trung chuyển.
3.2. Xây dựng kho trung chuyển khu vực
Thuê kho tại các quốc gia lân cận như Singapore, Thái Lan hoặc Việt Nam để duy trì nguồn cung hàng hóa ổn định.
Hợp tác với đối tác Myanmar để khai thác các kho bãi còn hoạt động, giúp giảm thời gian chờ hàng hóa được thông quan.
Sử dụng hệ thống quản lý kho thông minh, giúp tối ưu hóa diện tích lưu trữ và đảm bảo hàng hóa được vận chuyển theo đúng thứ tự ưu tiên.
3.3. Bảo hiểm hàng hóa và điều chỉnh hợp đồng logistics
Kiểm tra lại điều khoản hợp đồng vận tải, đảm bảo doanh nghiệp không chịu tổn thất quá lớn do gián đoạn giao nhận.
Mua bảo hiểm rủi ro mở rộng cho hàng hóa, đặc biệt là đối với các lô hàng có giá trị cao hoặc dễ hư hỏng.
Đàm phán lại với các đối tác logistics để có phương án linh hoạt khi xảy ra sự cố, tránh bị phạt hợp đồng do chậm trễ.
Những giải pháp trên được đưa ra dựa trên những trường hợp tương tự khi đối mặt với thảm hoạ thiên nhiên: Động đất Nhật Bản (2011), Bão Haiyan, Philippines (2013), Haiti sau động đất (2010).
Đối với những trường hợp cụ thể cần có thêm thông tin chi tiết và cụ thể bạn hãy liên hệ KVN để nhận hỗ trợ nhé!
Thông tin thêm:
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam tại Myanmar và Thái Lan tiếp tục giữ liên hệ chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại, các đầu mối cộng đồng người Việt tại các địa phương bị động đất để theo dõi sát tình hình.
Công dân Việt Nam cần giúp đỡ có thể liên hệ với các cơ quan đại diện Việt Nam tại Myanmar và Thái Lan, Tổng đài bảo hộ công dân của Bộ Ngoại giao theo số điện thoại:
Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar: +95 966088 8998, email: [email protected].
Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan: +66898966653, email: [email protected].
Tổng đài bảo hộ công dân của Bộ Ngoại giao Việt Nam: +84.981.84.84.84.
Trụ sở: Số 41 Nguyễn Trãi, phường Phan Đình Phùng, Thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
VP Hà Nội: Tầng 36, tòa Discovery Complex, 302 Cầu Giấy, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
VP Hải Phòng: P740, tòa nhà Thành Đạt 3, số 4 đường Lê Thánh Tông, Ngô Quyền, Hải Phòng.
VP Hồ Chí Minh: Tầng 6, Tòa UOA, Số 6 Đường Tân Trào, P. Tân Phú, Q.7, Tp. Hồ Chí Minh.
Tel: +(84) 02871013998
Email: info@kvnlogistics.vn
Tax ID: 0601231322.đô
Comments