Xuất nhập khẩu tại chỗ, còn được gọi là xuất nhập khẩu trong nước (on-site export/import) là một khái niệm trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế. Đây là một hình thức giao hàng tại chỗ, hàng được giao trên lãnh thổ Việt Nam mà không cần xuất ra nước ngoài. Có thể hiểu theo nghĩa đơn giản là hàng hóa sau khi được sản xuất thì được giao cho một doanh nghiệp khác tại Việt Nam theo yêu cầu của người mua là doanh nghiệp nước ngoài.
Đặc trưng tiêu biểu của xuất nhập khẩu tại chỗ là:
- Không di chuyển hàng hóa qua biên giới
- Bán hàng (xuất khẩu) cho thương nhân nước ngoài
- Địa điểm giao hàng tại Việt Nam
- Tính tương tác và linh hoạt cao, thông tin người nhận hàng do người mua hàng nước ngoài cung cấp
Lợi ích khi xuất nhập khẩu tại chỗ
- Tiết kiệm chi phí vận chuyển cho doanh nghiệp
- Tăng cường quan hệ đối tác và sự linh hoạt
- Chủ doanh nghiệp hưởng được nhiều ưu đãi về thuế.
- Tận dụng được nguồn lực trong nước và khả năng đáp ứng yêu cầu địa phương.
Một số quy định đối với hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ
Theo điều 86, thông tư 38/2015/TT - BTC ngày 25/03/2015 của bộ trưởng bộ tài chính, các thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ trên lãnh thổ Việt Nam được quy định như sau:
Những mặt hàng xuất nhập khẩu
- Sản phẩm gia công: Nguyên liệu, vật tư sử dụng dư thừa, các thiết bị và máy móc thuê hoặc mượn phế phẩm, phế liệu thuộc hợp đồng gia công.
- Hàng hóa trao đổi, mua bán giữa các doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp trong khu phi thuế quan, doanh nghiệp chế xuất.
- Hàng hóa mua bán, trao đổi giữa các doanh nghiệp tại Việt Nam với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp ở nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được doanh nghiệp, thương nhân tại nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với một doanh nghiệp khác có trụ sở tại Việt Nam
Đơn vị làm thủ tục hải quan
Hiện nay, Chi cục Hải quan là đơn vị thực hiện và cung cấp các thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ. Người khai hải quan có thể lựa chọn các cơ quan thuận tiện trên địa bàn hoạt động của mình và theo đúng quy định của từng loại hình mua bán.
Quy định về hồ sơ hải quan cần có:
- Tờ khai hải quan: Dùng để kê khai thông tin của hàng hóa trong quá trình xuất nhập khẩu
- Hợp đồng mua bán: Minh chứng nguồn gốc, xác thực hàng hóa
- Hóa đơn thương mại, hóa đơn GTGT, chứng từ vận tải
- Phiếu kiểm tra chất lượng hàng hóa: đảm bảo là loại hàng hóa được phép kinh doanh. Chủ doanh nghiệp nên tìm hiểu về các mặt hàng hóa bị cấm xuất - nhập khẩu theo quy định để giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra.
- Chứng từ khác có liên quan tùy vào từng trường hợp cụ thể.
Thủ tục hải quan xuất nhập khẩu tại chỗ
Trách nhiệm của nhà xuất khẩu
- Làm tờ khai thông tin xuất khẩu và vận chuyển kết hợp, tại ô " Điểm đích cho vận chuyển bảo thuế" ghi rõ mã địa điểm của Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp làm thủ tục.
- Thực hiện các thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo đúng thời gian và quy định
- Chỉ được đưa hàng hóa nhập khẩu vào quá trình sản xuất hoặc tiêu thụ sau khi các hàng hóa này đã được thông qua.
Trách nhiệm của cơ quan làm thủ tục xuất khẩu
- Cơ quan làm thủ tục xuất khẩu sẽ theo dõi và kiểm tra tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại chỗ, nếu đã hoàn thành đầy đủ thì tiến hàng thực hiện, cung cấp các thủ tục hải quan.
- Dựa theo chỉ định của doanh nghiệp nước ngoài thì hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ được tổng hợp và lập danh sách các tờ khai được thông qua hàng tháng.
Trách nhiệm của cơ quan làm thủ tục xuất khẩu
- Cơ quan làm thủ tục xuất khẩu sẽ theo dõi và kiểm tra tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại chỗ, nếu đã hoàn thành đầy đủ thì tiến hành thực hiện, cung cấp các thủ tục hải quan.
- Tiếp nhận và kiểm tra thông tin được kê khai của Hệ thống hải quan.
- Dựa theo chỉ định của doanh nghiệp nước ngoài thì hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ được tổng hợp và lập danh sách các tờ khai được thông quan hàng tháng.
Trách nhiệm của cơ quan làm thủ tục nhập khẩu.
- Theo dõi tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại chỗ, nếu đã hoàn thành đầy đủ thì sẽ thực hiện thủ tục hải quan đối với các hàng hóa nhập khẩu.
- Tiếp nhận, kiểm tra các thông tin theo kết quả của hệ thống
- Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ, theo chỉ định của các doanh nghiệp nước ngoài thì hàng tháng sẽ tổng hợp và lập danh sách tờ khai hàng hóa đã được thông quan.
Xuất nhập khẩu tại chỗ là một hình thức kinh doanh quốc tế mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp và nền kinh tế. Thông qua việc giao dịch tại địa phương, xuất nhập khẩu tại chỗ tận dụng nguồn lực trong nước, tạo thu nhập và việc làm, tăng cường quan hệ đối tác và cung cấp sự linh hoạt trong phục vụ khách hàng.
Tuy nhiên, để thực hiện xuất nhập khẩu tại chỗ thành công, các doanh nghiệp cần tuân thủ các thủ tục hải quan liên quan đến hàng hóa. Điều này đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng, khả năng xử lý vấn đề linh hoạt và hiểu rõ các quy định hải quan.
Với những lợi ích và đặc trưng tiêu biểu của xuất nhập khẩu tại chỗ, các doanh nghiệp có cơ hội mở rộng thị trường, tăng cường cạnh tranh và xây dựng mối quan hệ đối tác bền vững. Đồng thời, việc tận dụng nguồn lực trong nước cũng góp phần vào sự phát triển kinh tế và xây dựng nền kinh tế bền vững.
Trên hết, xuất nhập khẩu tại chỗ mang lại những lợi ích kinh tế và cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Để thành công, các doanh nghiệp cần nắm vững các quy định và quy trình hải quan, đồng thời xây dựng mối quan hệ đối tác tin cậy và linh hoạt với khách hàng quốc tế.
Comments