top of page
  • yennguyen32

Phân biệt hàng Freehand và Hàng Nominated: Điểm khác biệt và ưu tiên

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, việc phân biệt giữa hàng Freehand và hàng Nominated là rất quan trọng để đảm bảo sự chính xác và tuân thủ các quy định pháp luật. Trên thực tế, sự hiểu biết về hai thuật ngữ này giúp nhà xuất nhập khẩu và các bên liên quan có được cái nhìn rõ ràng về nguồn gốc, chất lượng và quyền lợi của hàng hóa. Trong bài viết này, chúng ta sẽ phân tích sự khác biệt giữa hàng Freehand và hàng Nominated trong xuất nhập khẩu và ý nghĩa của chúng.

Phân biệt hàng Freehand và Hàng Nominated: Điểm khác biệt và ưu tiên
Phân biệt hàng Freehand và Hàng Nominated: Điểm khác biệt và ưu tiên

Hàng Freehand (Hàng thường)

Là những hàng hóa do chính shipper tự book tàu và thanh toán cước, cước prepaid theo điều kiện nhóm C và mọi vấn đề từ việc lựa chọn hãng tàu vận chuyển sẽ do shipper tự quyết định.

Đối với mặt hàng freehand, các nhân viên Sales phải thực hiện tất cả các quy trình, tìm kiếm cơ hội, chào giá và theo đuổi lô hàng đó.

Ví dụ: Shipper muốn xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc theo điều kiện Incoterms nhóm C và dưới hình thức hàng freehand, shipper có quyền lựa chọn hãng tàu biển vận tải theo ý muốn của mình. Thông thường, để được nhận tiền hoa hồng, hầu hết forwarder phải sale hàng freehand để có quyền lựa chọn hãng tàu với lịch trình và mức giá cụ thể nhất.

Ngoài ra, nếu bạn là forwarder mà shipper lại đang làm việc với một sale của hãng tàu nào đó thì bạn rất khó làm hàng của shipper này với sale khác cùng hãng tàu. Như vậy, chỉ có hàng freehand mới tạo cho bạn cơ hội được lựa chọn hãng tàu.

Hàng nominated (hàng chỉ định)

Trong ngành Logistics, hàng chỉ định thường là những mặt hàng xuất theo điều kiện FOB. Người mua sẽ là người thanh toán cước tàu và chỉ định hàng tàu nhất định. Người bán chỉ cần thanh toán cước local charges tại đầu xuất và không có quyền được lựa chọn hãng tàu như đối với hàng Freehand.

Khác với hàng Freehand, hàng chỉ định sẽ do người mua đặt tàu và gửi booking này cho người bán bằng email hoặc fax lấy lệnh booking.

Hình thức có ưu điểm là bên xuất khẩu chỉ cần giao hàng lên tàu là hoàn thành trách nhiệm của mình, tuy nhiên nó cũng gặp phải một số bất lợi như:

  • Bên xuất khẩu không chủ động được thời gian xuất khẩu hàng

  • Người làm hàng bên xuất sẽ phải tuân thủ theo thời gian chỉ định có sẵn.

  • Đối với hàng chỉ định thì Forwarder thường không có thêm hoa hồng.

Ví dụ: Một doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng từ cảng Hải Phòng đến New York theo điều kiện vận chuyển đến New York theo điều kiện FOB ( thì doanh nghiệp không phải trả tiền cước vận chuyển đến New York mà chỉ giao hàng tới cảng là hết trách nhiệm). Doanh nghiệp XNK không được lựa chọn Forwarder mà phải tuân theo chỉ định của bên nhập khẩu. Sau đó, doanh nghiệp XNK sẽ làm việc với công ty Forwarder được chỉ định để xuất khẩu hàng hóa tới cảng New York.

Dấu hiệu phân biệt hàng Nominated (hàng chỉ định) và hàng Freehand (hàng sale)


Phân biệt hàng Freehand và Hàng Nominated
Phân biệt hàng Freehand và Hàng Nominated

Lý do ta cần phải phân biệt hai loại hàng này là do chúng có decision maker( người có quyền quyết định) khác nhau. Nhận biết đúng loại hàng khi có vấn đề xảy ra liên quan đến trách nhiệm, phát sinh chi phí, ta mới có thể hỏi đúng người, thu tiền đúng bên và tránh được nhiều rủi ro trong thương mại quốc tế.

Khi đọc chứng từ dấu hiệu để ta phân biệt 2 loại hàng này dựa vào cước vận chuyển quốc tế và Incoterms. Thực tế Incoterms chúng ta có thể biết được cước vận chuyển quốc tế sẽ thanh toán ở đâu. Tuy nhiên, đôi khi chứng từ chỉ thể một trong hai điều này là Incoterms hoặc cước vận chuyển quốc tế.

1. Dựa vào Incoterms:

  • Đối với hàng nominated (hàng chỉ định) thì sẽ có 2 điều kiện giao hàng E và F. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp xuất khẩu không phải trả cước vận chuyển quốc tế sang đến nước nhập khẩu. Rủi ro và trách nhiệm đối với hàng hóa được chuyển giao sang cho nước nhập khẩu tại ngay cảng của nước xuất khẩu. Việc thanh toán cước vận chuyển quốc tế thuộc về nước nhập khẩu.

Ví dụ hàng nominated :một doanh nghiệp xuất nhập khẩu xuất hàng từ cảng Hải Phòng đến New York theo điều kiện FOB (doanh nghiệp không phải trả tiền cước vận chuyển đến New York mà chỉ giao hàng tới cảng xuất là hết trách nhiệm). Doanh nghiệp xuất khẩu không được lựa chọn công ty forwarder mà phải tuân theo chỉ định của bên nhập khẩu. Sau đó doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phối hợp làm việc với công ty forwarder được chỉ định để xuất khẩu hàng hóa tới cảng New York.

  • Đối với hàng freehand (hàng sale) thì sẽ có 2 điều kiện giao hàng C và D. Doanh nghiệp xuất khẩu sẽ chịu chi phí cước vận chuyển quốc tế, được quyền lựa chọn công ty forwarder.

Ví dụ hàng freehand : doanh nghiệp xuất nhập khẩu xuất hàng từ cảng Hải Phòng đến BangKok theo điều kiện loại C. Doanh nghiệp chịu cước vận chuyển quốc tế nên sẽ có quyền chọn công ty forwarder theo ý muốn của mình.

2. Dựa vào cước vận chuyển quốc tế:

  • Đối với 1 lô hàng cước vận chuyển quốc tế là trả sau (freight collect ) thì sẽ là hàng nominated, vì bên nhập khẩu chịu trách nhiệm book tàu và trả cước phí vận chuyển tại cảng đến.

  • Đối với 1 lô hàng có cước vận chuyển quốc tế là trả trước (freight prepaid) thì lô hàng đó là hàng freehand. Vì bên xuất khẩu chịu trách nhiệm book tàu và cước vận chuyển đã được trả trước tại nước xuất khẩu (điều kiện giao hàng C và D).

Việc phân biệt hàng Freehand và hàng Nominated trong xuất nhập khẩu là rất quan trọng để đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật và chất lượng hàng hóa. Hàng Freehand mang tính linh hoạt nhưng có nguy cơ rủi ro, trong khi hàng Nominated đáng tin cậy và đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Việc hiểu rõ sự khác biệt và ý nghĩa của hai loại hàng này giúp nhà xuất nhập khẩu và các bên liên quan đưa ra.

bottom of page